Thẻ tín dụng có nhiều loại phí, nhưng chỉ có duy nhất phí thường niên là bắt buộc. Bạn sẽ không phải trả các loại phí còn lại nếu biết dùng thẻ đúng cách.
1. Phí thẻ tín dụng là gì?
Phí thẻ tín dụng là khoản phí mà ngân hàng hoặc tổ chức phát hành thẻ thu khi khách hàng có nhu cầu mở thẻ, duy trì sử dụng thẻ hoặc khi rút tiền mặt… Hiện nay, khi sử dụng thẻ tín dụng khách hàng sẽ phải chịu những khoản phí gồm:
- Phí phát hành thẻ tín dụng
- Phí thường niên
- Phí hủy thẻ
- Phí trả chậm
- Phí rút tiền mặt...
Với những loại phí này mỗi ngân hàng, tổ chức phát hành sẽ có mức quy định riêng. Để nắm rõ các loại phí thẻ tín dụng phổ biến nhất hiện nay, các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Chúng ta đều biết, khi sử dụng thẻ tín dụng của tất cả các ngân hàng, khách hàng sẽ phải chịu các loại phí khác nhau. Mức phí được các đơn vị phát hành thẻ quy định tùy vào sản phẩm thẻ được khách hàng lựa chọn mở. Dưới đây là chi tiết 8 loại phí thẻ tín dụng mà khách hàng cần biết khi trở thành chủ thẻ tín dụng:
2. Phí sử dụng thẻ
Trên thực tế có nhiều khách hàng do chủ quan không tìm hiểu về phí khi sử dụng thẻ tín dụng ngân hàng nên đang phải chịu những khoản nợ không đáng có từ việc chi tiêu quá đà hoặc quên không trả nợ ngân hàng. Bởi vậy các bạn cần phải tuyệt đối cảnh giác với các loại phí sử dụng thẻ tín dụng sau đây:
Phí chậm thanh toán
Khi sử dụng thẻ tín dụng là khách hàng đang đi vay ngân hàng một hạn mức tín dụng để tiêu dùng trước và trả nợ sau. Nếu khoản nợ được trả trong thời hạn ngân hàng quy định thì chủ thẻ sẽ không phải chịu bất kỳ một khoản chi phí nào phát sinh từ hạn mức tín dụng đã vay.
Còn không khách hàng sẽ vừa phải trả lãi suất trên khoản vay cho ngân hàng vừa phải chịu thêm mức phí phạt thanh toán quá hạn hay chậm thanh toán khá cao.
Để biết được mình có trả chậm ngân hàng hay không, bạn chỉ cần theo dõi bảng sao kê của mình hàng tháng được khách hàng gửi về theo địa chỉ của bạn. Trong đó có đề cập đến thời hạn cuối cùng bạn phải trả nợ ngân hàng và các quy định khác kèm theo để khách hàng hiểu rõ hơn về khoản phí này.
Phí vượt hạn mức tín dụng
Mỗi loại thẻ tín dụng dù là nội địa hay quốc sẽ đều có một hạn mức tín dụng quy định (tối thiểu 10 triệu VNĐ) từ phía ngân hàng phát hành thẻ. Việc chi tiêu quá đà vượt quá hạn mức tín dụng vẫn thường xuyên xảy ra và điều này đồng nghĩa với việc khách hàng phải trả phí cho ngân hàng. Mức phí này gọi là phí vượt hạn mức tín dụng dựa trên số tiền đã tiêu quá hạn.
Tùy theo quy định của từng ngân hàng sẽ có mức phí tương ứng được đưa ra. Hiện nay ngân hàng được xem là có mức phí vượt hạn tín dụng cao nhất là của Vietcombank và HDbank. Cụ thể:
- Khách hàng khi sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng Vietcombank sẽ phải chịu mức phí lên tới 15%/số tiền vượt hạn mức
- Ngân hàng HDbank là 10%/số tiền vượt hạn mức.
Phí giao dịch quốc tế
Ngoài sử dụng thanh toán cho các giao dịch trong nước, thẻ tín dụng còn tiêu dùng được ở cả các quốc gia khác trên thế giới mà không cần đến ngân hàng để chuyển đổi ngoại tệ.
Số ngoại tệ sẽ được tự động chuyển đổi trên thẻ theo chi phí của từng ngân hàng không vượt quá 5%/số tiền giao dịch đã được nhà nước quy định. Dưới đây là mức phí chuyển đổi ngoại tệ của một số ngân hàng uy tín:
- Ngân hàng HSBC:
- Các loại thẻ thường: 4% phí dịch vụ khi giao dịch quốc tế
- Thẻ cao cấp: Mức phí giảm xuống còn 2,75 - 3%.
- Ngân hàng BIDV: Mức phí giao dịch quốc tế chỉ 2,1%
- Ngân hàng Vietcombank: Mức phí 2,5%
- Ngân hàng Eximbank: Mức phí 3% cho tất cả các loại thẻ.
Như vậy, khách hàng nên cân nhắc để lựa chọn ngân hàng có mức phí thấp để có được lợi ích cao nhất khi thanh toán và mua sắm quốc tế.
3. Phí phát hành thẻ
Hiện nay, tất cả các ngân hàng đều công bố rất rõ về mức phí mở thẻ tín dụng cũng như biểu phí phát hành thẻ lần đầu tiên trên website chính thức.
Bảng dưới đây sẽ giúp bạn biết rõ hơn về phí mở thẻ tín dụng của các ngân hàng, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp để mở thẻ tín dụng:
Ngân hàng | Phí phát hành thẻ lần đầu (nghìn đồng) |
Vietcombank | Miễn phí |
Vietinbank | 75.000 - 300.000 VND |
BIDV | Miễn phí |
ACB | Miễn phí |
Sacombank | Miễn phí |
Techcombank | 100.000 - 150. 000 VND |
SHB | Miễn phí |
VPbank | Miễn phí |
TP Bank | - Hạng chuẩn/vàng: Miễn phí - Hạng Platinum: 825.000 VND |
Citibank | Miễn phí |
HSBC | Miễn phí |
Standard & Chartered |
Miễn phí |
Như vậy có thể thấy rằng, tất cả các ngân hàng nước ngoài và phần lớn các ngân hàng nội địa đều miễn phí phí đăng ký mở thẻ tín dụng để thu hút khách hàng sử dụng. Chỉ có một số ít ngân hàng thu phí mở thẻ nhưng mức phí này khá thấp, ngang bằng với mức phí khi đăng ký mở thẻ nội địa.
4. Phí thường niên
Phí thường niên thẻ tín dụng là loại phí mà chủ thẻ phải trả cho ngân hàng hàng năm để duy trì sử dụng thẻ. Thẻ tín dụng có phí thường niên cao nhất trong các loại thẻ ngân hàng vì tính năng sử dụng đặc biệt của nó.
Đây là mức phí bắt buộc, bất kỳ chủ thẻ tín dụng nào cũng phải đóng phí này cho ngân hàng, mức phí trung bình dao động từ 200.000VND - 400.000VND/năm.
Nhiều người cho rằng mức phí này cao, nhưng so với số tiền tiết kiệm được từ thẻ tín dụng thì nó chỉ là một khoản rất nhỏ, vì thanh toán bằng thẻ tín dụng có thể được giảm giá sâu nhất tới 70%.
Do vậy, tận dụng những chương trình ưu đãi thường xuyên dành cho chủ thẻ tín dụng để tiết kiệm chính là một cách giảm phí thường niên cực kỳ hiệu quả.
5. Phí duy trì thẻ tín dụng
Rất nhiều khách hàng lầm tưởng phí duy trì thẻ tín dụng chính là phí thường niên, tuy nhiên 2 loại phí này hoàn toàn khác nhau.
Phí duy trì hay phí quản lý tài khoản là mức phí quy định trên số dư tối thiểu mà tài khoản của chủ thẻ không đáp ứng được khi tiêu dùng. Tức là nếu khách hàng tiêu dùng quá số dư tối thiểu quy định trên thẻ sẽ bị tính phí trên số tiền đã hao hụt đó. Loại phí này được áp dụng như là một động thái kích thích khách hàng sử dụng tài khoản thẻ tín dụng ngân hàng thường xuyên hơn.
Như vậy phí thường niên là mức phí mà khách hàng phải nộp để tiếp tục sử dụng và duy trì các dịch vụ trên thẻ còn phí duy trì là mức phí quản lý thẻ được thu trên số tiền dư nợ tối thiểu của tài khoản ngân hàng đó. Khách hàng cần phân biệt rõ ràng hai loại phí này để tránh nhầm lẫn và khiếu nại lên ngân hàng.
Phí duy trì tài khoản tại các ngân hàng quốc tế thường sẽ cao hơn so với các ngân hàng nội địa. Điển hình như ngân hàng HSBC quy định trong tài khoản thẻ phải đảm bảo số dư không được ít hơn 3 triệu đồng, nếu khách hàng không tuân thủ sẽ phải đóng mức phí duy trì của ngân hàng HSBC lên tới 200.000 VNĐ.
Phí duy trì tài khoản ngân hàng nội địa thường dao động trong khoảng từ 5.000VND – 30.000VND. Trong đó phí duy trì thẻ tín dụng Vietcombank là 30.000VNĐ/tháng/thẻ chính; Nếu khách hàng không đáp ứng số dư tối thiểu như tại BIDV tối thiểu trong tài khoản là 100.000VNĐ ngoài việc bị mất phí duy trì thẻ sẽ không được phép thực hiện thanh toán và tiến hành các giao dịch khác.
6. Phí hủy thẻ tín dụng
Phí hủy thẻ tín dụng là loại phí được tính khi khách hàng không còn muốn sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng vì một số lý do nào đó.
Hiện nay phí hủy thẻ tín dụng có sự khác nhau giữa các ngân hàng. Theo đó, VPbank, TPbank vẫn chưa triển khai và áp dụng. Chỉ có một số ngân hàng như Vietcombank, BIDV, Vietinbank là có áp dụng khoản phí này đồng thời đi kèm một số điều kiện theo quy định được ngân hàng đó ban hành. Cụ thể như sau:
Ngân hàng | Phí hủy thẻ tín dụng (Điều kiện và mức phí) |
Vietcombank | 50.000 VNĐ/thẻ |
BIDV | 50.000VNĐ/lần (Trường hợp khách hàng được hưởng ưu đãi miễn phí thường niên năm đầu tiên, khi yêu cầu chấm dứt sử dụng thẻ trong vòng 12 tháng kể từ ngày phát hành thẻ: Phí chấm dứt sử dụng thẻ bằng phí thường niên của loại thẻ được phát hành) |
Vietinbank | 136.364 VNĐ/thẻ |
Mặc dù mức phí khách hàng phải chịu khi có nhu cầu hủy thẻ là không quá lớn, nhưng để không ảnh hưởng đến điểm tín dụng tích lũy sau này chúng tôi khuyên các bạn nên cân nhắc thật kỹ khi quyết định hủy thẻ để có lợi nhất cho bản thân mình.
7. Phí in sao kê
In sao kê là cách để chủ thẻ quản lý chi tiêu của mình hàng tháng thông qua các số liệu cụ thể về ngày, tháng, tên giao dịch, số tiền sử dụng cho giao dịch đó. Khách hàng sẽ nắm được những khoản chi không cần thiết từ đó hạn chế lại và tiêu dùng hợp lý hơn cho những tháng sau.
Muốn nhận được bản in sao kê tài khoản khi sử dụng thẻ tín dụng của mình, khách hàng sẽ phải mất một mức phí dao động từ 20.000 – 100.000 VNĐ tùy vào từng loại thẻ tín dụng và ngân hàng mà mình đang sử dụng.
Hiện nay một số ngân hàng có phí in sao kê khá thấp mà các bạn có thể lựa chọn như: BIDV, Agribank, Eximbank, OCB, Vietcombank với mức phí chỉ từ 10.000VND/lần in.
8. Phí quẹt thẻ tín dụng
Hầu hết người tiêu dùng khi được thông báo mất phí quẹt thẻ đều nghĩ rằng đây là quy định của nhà nước nên buộc phải chấp nhận. Thực tế thì hoàn toàn ngược lại, người sử dụng không hề phải trả bất kỳ loại phí gì khi thanh toán bằng máy POS mà người phải trả cho ngân hàng chính là đơn vị thuê máy POS để phục vụ thanh toán tại cửa hàng với số tiền tương ứng là từ 1 - 2.5%/giao dịch.
Hiện nay để dễ dàng quản lý, ngân hàng đưa ra hai mức phí khác nhau cho các đơn vị, cửa hàng cung ứng hàng hóa dịch vụ khi khách hàng quẹt thẻ tín dụng nội địa và quốc tế lần lượt là 1% và 2,5%.
Chính vì sợ lỗ khi phải trả phí cao mà hiện nay khi mua sắm khách hàng vẫn bị tính phí quẹt thẻ tín dụng tại một số đơn vị, cửa hàng nhằm mục đích bù lỗ khoản tiền phí cho đơn vị đó.
9. Phí rút tiền mặt
Phí rút tiền mặt là khoản phí mà ngân hàng thu của chủ thẻ tín dụng khi họ rút tiền mặt tại cây ATM. Phí rút tiền khá cao, dao động khoảng 4%/số tiền rút với mức phí tối thiểu là 50.000VND tùy ngân hàng.
Bạn có thể rút tiền mặt tới 50% hạn mức tín dụng được cấp. Vì thẻ tín dụng được ngân hàng cấp nhằm khuyến khích bạn thanh toán không dùng tiền mặt, nên chỉ khi nào thật cần bạn mới nên sử dụng tính năng này của thẻ tín dụng.
Thẻ ngân hàng nói chung và thẻ tín dụng nói riêng là hình thức thanh toán thay thế tiền mặt, vậy mà nhiều người lại dùng chính nó để "vay nóng" tiền mặt. Giả sử bạn muốn rút 10 triệu đồng từ thẻ tín dụng qua ATM thì bạn sẽ mất 400.000VND phí rút tiền, một trong những lý do giải thích vì sao bạn không nên rút tiền mặt từ thẻ tín dụng.
*Dịch vụ rút tiền thẻ tín dụng D2CARD
D2CARD là dịch vụ rút tiền thẻ tín dụng chuyên nghiệp, uy tín nhất thị trường. Lãi suất cực thấp, được miễn phí phí rút tiền, cam kết an toàn và bảo mật. Thao tác đơn giản, nhanh gọn thông qua việc xác nhận mã OTP. Quý khách hoàn toàn có thể an tâm khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Chúng tôi hỗ trợ trên khắp 63 tỉnh thành trên cả nước. Dù bạn ở bất cứ đâu chỉ cần gọi số hotline 0968895050 chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/7 kể cả thứ 7, chủ nhật, và ngày lễ đáp ứng nhu cầu của Quý khách bất cứ lúc nào.
Khi Quý khách sử dụng dịch vụ tại D2CARD, quý khách sẽ tiết kiệm được phí rút tiền mặt so với rút trực tiếp từ ATM hay các dịch vụ rút tiền khác. Bên cạnh đó Quý khách sẽ chủ động được chi tiêu khi chia nhỏ khoản thanh toán hằng tháng và làm giảm áp lực tài chính, điều này sẽ rất hiệu quả nếu như Quý khách không thể thanh toán được khoản tiền rút ở các tháng sau và phải chịu mức lãi suất của thẻ.
Nếu sử dụng thẻ tín dụng đúng cách, bạn sẽ phải chịu duy nhất phí thường niên mà thôi, hơn nữa nó không quá quan trọng một khi bạn tận dụng được tất cả các chương trình khuyến mãi mà ngân hàng dành cho chúng ta.