alt

Khi tiền mặt không còn là 'vua'

  Thứ Fri, 12/06/2020

Thanh toán không tiền mặt, thanh toán không tiếp xúc trở thành những từ khóa phổ biến sau đại dịch Covid-19, khi người tiêu dùng lo ngại nguy cơ lây nhiễm virus corona.

Rút tiền thẻ tín dụng

Rút tiền thẻ tín dụng bảo mật

Rút tiền thẻ tín dụng đơn giản

Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Việt Nam hiện có 88,5 triệu tài khoản ngân hàng. Riêng hệ thống thanh toán của NHNN xử lý 17 tỷ USD giá trị giao dịch mỗi ngày.

Đến cuối năm 2019, giao dịch qua Internet banking tăng 64% về số lượng và 37% về giá trị. Còn giao dịch trên điện thoại tăng tương ứng 198% và 210% so với cùng kỳ năm 2018.

Tính đến tháng 11/2019, cả nước có 32 công ty được cấp phép dịch vụ trung gian thanh toán, trong đó hơn 20 đơn vị là các ví điện tử đang hoạt động. Trung bình mỗi ngày, một người dùng thực hiện 1,6-2,2 giao dịch qua ví điện tử, với giá trị trung bình từ 230.000-274.000 đồng.

Trong khi đó, hệ thống chuyển mạch Napas tăng trưởng 80,2% về số lượng giao dịch và 170,6% về giá trị giao dịch trong năm 2019 so với cùng kỳ trước đó. Mỗi ngày, đơn vị xử lý 2,8 triệu giao dịch, tương đương gần 21.000 tỷ đồng. Đồng thời, cơ cấu giao dịch có sự dịch chuyển từ rút tiền ATM để chi tiêu hàng ngày sang thanh toán không tiền mặt

Thanh toán không tiền mặt, thanh toán không tiếp xúc trở thành những từ khóa phổ biến sau đại dịch Covid-19, khi người tiêu dùng lo ngại nguy cơ lây nhiễm virus corona.

Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Việt Nam hiện có 88,5 triệu tài khoản ngân hàng. Riêng hệ thống thanh toán của NHNN xử lý 17 tỷ USD giá trị giao dịch mỗi ngày.

Đến cuối năm 2019, giao dịch qua Internet banking tăng 64% về số lượng và 37% về giá trị. Còn giao dịch trên điện thoại tăng tương ứng 198% và 210% so với cùng kỳ năm 2018.

Covid-19 đẩy nhanh thanh toán không tiền mặt

Tính đến tháng 11/2019, cả nước có 32 công ty được cấp phép dịch vụ trung gian thanh toán, trong đó hơn 20 đơn vị là các ví điện tử đang hoạt động. Trung bình mỗi ngày, một người dùng thực hiện 1,6-2,2 giao dịch qua ví điện tử, với giá trị trung bình từ 230.000-274.000 đồng.

Trong khi đó, hệ thống chuyển mạch Napas tăng trưởng 80,2% về số lượng giao dịch và 170,6% về giá trị giao dịch trong năm 2019 so với cùng kỳ trước đó. Mỗi ngày, đơn vị xử lý 2,8 triệu giao dịch, tương đương gần 21.000 tỷ đồng. Đồng thời, cơ cấu giao dịch có sự dịch chuyển từ rút tiền ATM để chi tiêu hàng ngày sang thanh toán không tiền mặt.

Mặc dù vậy, xét đến thực tế sử dụng các phương thức thanh toán khi mua hàng của người dân, bức tranh chi tiêu lại hoàn toàn khác.

Theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương), thương mại điện tử thời gian qua có sự chuyển biến tích cực với lượng giao dịch qua Internet và điện thoại tăng 238% về giá trị. Tuy nhiên, hơn 90% giao dịch được thanh toán bằng tiền mặt.

Khảo sát năm 2019 của Sở Công Thương TP.HCM cũng cho thấy thanh toán tiền mặt khi nhận hàng (COD) chiếm đến 95,1% tổng giao dịch trực tuyến trên địa bàn, tăng 2,3% so với năm 2018. Các phương thức thanh toán khác như chuyển khoản giữa các ngân hàng hay qua thẻ tín dụng chưa phổ biến, do người mua chưa tin tưởng người bán, ngại trả tiền trước.

Kết quả tương tự cũng ghi nhận được ở khảo sát kết hợp giữa Kantar và Gojek tại thị trường Việt Nam. 66% người dân TP.HCM và 70% người dân Hà Nội trả tiền mặt khi mua hàng qua điện thoại. Hình thức thanh toán này cũng được khoảng một nửa người dùng lựa chọn khi đặt đồ ăn trực tuyến. Ví điện tử, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng dường như thất thế.

Có thể nói, cho đến hết năm 2019, nền kinh tế số đang ghi nhận mức tăng trưởng nhanh với tiềm năng to lớn, nhưng phương tiện thanh toán số chưa theo kịp.

Tuy nhiên, Covid-19 đã thay đổi câu chuyện này. Hôm 2/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo người dân rửa tay thường xuyên và hạn chế giao dịch tiền mặt vì virus corona có thể tồn tại vài ngày trên các bề mặt như tờ bạc giấy. Trước đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cũng yêu cầu ngân hàng khử trùng tiền mặt trước khi đưa trở lại lưu thông.

Sau đó, tờ USA Today dẫn lời bác sĩ Susan Whittier, chuyên gia vi trùng học thuộc bệnh viện New York-Presbyterian - một trong những cơ sở y tế tốt nhất nước Mỹ, cho rằng virus cũng có khả năng tồn tại lâu trên thẻ tín dụng và tiền xu. Do đó, chuyển khoản và thanh toán trực tuyến được xem là giải pháp tốt để đề phòng nguy cơ lây nhiễm virus corona.

Tại Việt Nam, dữ liệu từ Moca cho thấy số người lần đầu thanh toán không tiền mặt trên Grab vào tháng 3 tăng 22,5% so với cùng kỳ trước đó. Đến nay, 43% giao dịch trên ứng dụng này được thanh toán không tiền mặt. Riêng với tính năng GrabMart, tỷ lệ lên đến 70%.

Trong khi đó, sàn thương mại điện tử Shopee cũng ghi nhận lượng giao dịch không tiền mặt nhiều hơn trong những tháng gần đây, điển hình là thông qua ví điện tử Airpay. Lý do là người dùng ngày càng ưu tiên sự nhanh chóng và giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp sau giai đoạn Covid-19 vừa qua.

Xác nhận xu hướng này, ông Lê Thành Trung, Phó tổng giám đốc Ngân hàng HDBank, cho biết kết thúc quý I, lượng giao dịch chuyển khoản tại đây tăng trưởng 112%, số thẻ thanh toán mở mới tăng 67% so với cùng kỳ năm 2019. Ông chia sẻ thêm, khách hàng khi thanh toán không tiền mặt sẽ được hưởng lợi từ toàn bộ hệ sinh thái, như ưu đãi mua sắm tại các siêu thị, siêu thị điện máy, mua vé máy bay...

Khảo sát được công bố mới đây của Visa ghi nhận 74% người tiêu dùng tại Việt Nam kỳ vọng tăng cường thanh toán không tiền mặt trong 12 tháng tới. Đồng thời, 4/5 người chưa từng thanh toán không tiếp xúc bày tỏ sự quan tâm với phương thức này. Thậm chí, một số loại hình mới như thanh toán sinh trắc học (xác thực bằng vân tay, giọng nói) hay thông qua ngân hàng số cũng thu hút hơn 80% người tiêu dùng quan tâm.

Mục tiêu tăng trưởng 20-25% mỗi năm cho thanh toán không tiền mặt

Trên thực tế, thanh toán không tiền mặt từ lâu đã được Chính phủ khuyến khích thông qua nhiều quyết sách quan trọng. Đề án "Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia" được Thủ tướng phê duyệt hồi đầu năm đặt mục tiêu đến cuối năm 2025, ít nhất 80% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác. Đồng thời, lượng giao dịch thanh toán không tiền mặt đạt tốc độ tăng trưởng 20-25% mỗi năm.

Mới đây, NHNN cũng cho biết trong tháng 6, Chính phủ sẽ ban hành nghị định mới về thanh toán không tiền mặt. Do đó, sắp tới, NHNN tiếp tục xây dựng, bổ sung hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán điện tử, đáp ứng yêu cầu đối với các mô hình kinh doanh và sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin, trong đó tập trung vào ngân hàng số và thanh toán số.

Trước đó, Thông tư 23/2019 do NHNN ban hành cuối năm 2019 yêu cầu người dùng ví điện tử phải liên kết với tài khoản ngân hàng và xác thực tài khoản.

Để thực hiện, người dùng cung cấp các giấy tờ như căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, giấy khai sinh (với cá nhân là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi); thị thực nhập cảnh hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh (với cá nhân là người nước ngoài) và liên kết tài khoản ngân hàng của mình với tài khoản ví điện tử.

Các tổ chức cung ứng ví điện tử có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với các ngân hàng để bảo đảm hồ sơ mở ví và tài khoản liên kết của khách hàng là đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ theo quy định.

Theo quy định của NHNN, sau ngày 7/7, những tài khoản ví điện tử chưa xác thực sẽ bị tạm khóa dịch vụ.

THÔNG TIN LIÊN HỆ TẠI ĐÂY
Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng qua dịch vụ của D2CARD
HỔ TRỢ TƯ VẤN VUI LÒNG ĐIỀN ĐẦY ĐỦ THÔNG TIN YÊU CẦU
https://www.d2card.com/rut-tien-the-tin-dung-nhanh-chong-de-dang
HOTLINE: 0968895050 (TƯ VẤN MIỄN PHÍ)

Viết bình luận của bạn:
zalo