alt

Thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng, nên hay không?

  Thứ Mon, 11/05/2020

Thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng là gì chính là câu hỏi được rất nhiều người dùng thẻ tín dụng quan tâm, đặc biệt là những người mới sử dụng thẻ, chưa nắm vững điều khoản sử dụng thẻ tín dụng.

Như đã biết, khi sử dụng thẻ tín dụng, chủ thẻ được hưởng vô vàn các lợi ích từ ngân hàng phát hành thẻ và các đối tác liên kết như các chương trình ưu đãi giảm giá, trả góp lãi suất 0%,… cũng như nhiều tiện ích hấp dẫn như tích điểm, hoàn tiền,… Tuy nhiên chi tiêu qua thẻ tín dụng là vay tiền ngân hàng, và khoản tiền này phải được hoàn trả cho ngân hàng theo thời hạn. Các ngân hàng thường đưa ra mức thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng để tạo điều kiện cho khách hàng chỉ phải trả một phần trên tổng dư nợ hàng kỳ. Vậy khoản thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng này là gì?

Khi sử dụng thẻ tín dụng để chi tiêu thanh toán, bạn sẽ làm phát sinh dư nợ thẻ tín dụng, đây là khoản mà bạn phải hoàn trả lại ngân hàng theo thời gian thanh toán ghi trên sao kê thẻ tín dụng mà ngân hàng gửi cho bạn. Đến thời hạn thanh toán dư nợ thẻ tín dụng, bạn có thể lựa chọn thanh toán toàn bộ dư nợ thẻ tín dụng, hoặc cũng có thể lựa chọn thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng. Khi lựa chọn thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng, bạn sẽ phải thanh toán tối thiểu khoảng 5% - 10% trên tổng dư nợ thẻ tín dụng.

Dù thanh toán dưới hình thức nào bạn cũng được ngân hàng ghi nhận là thanh toán đúng hạn, tuy nhiên nếu bạn lựa chọn thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng, bạn sẽ phải chịu một số chi phí phát sinh khi sử dụng thẻ vì lãi suất sẽ được áp dụng đối với khoản dư nợ còn lại mà bạn chưa thanh toán.

Hiểu rõ thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng là gì sẽ giúp bạn thanh toán đúng hạn nợ thẻ tín dụng cũng như tránh được phí chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng. Để giúp bạn sử dụng thẻ tín dụng hiệu quả hơn và giảm thiểu tối đa chi phí khi sử dụng thẻ, D2CARD xin được đưa ra thêm một số sai lầm dễ gặp cần phòng tránh cho người mới sử dụng thẻ tín dụng như sau:

1. Chi tiêu quá 30% hạn mức thẻ

Như bạn đã biết, sau khi mở thẻ tín dụng và kích hoạt, ngân hàng sẽ cấp cho bạn một hạn mức tín dụng nhất định, thường gấp 2 – 3 lần lương của bạn hàng tháng. Như vậy việc chi tiêu toàn bộ 100% hạn mức là điều hoàn toàn hợp lệ và không trực tiếp gây phát sinh chi phí sử dụng thẻ tín dụng. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, hạn mức thẻ thường gấp 2 – 3 lần lương thực nhận của bạn hàng tháng, chính vì vậy nếu như bạn không có nguồn thu nhập khác, hoặc không có một khoản tích lũy ổn định thì việc chi tiêu hết hạn mức có thể dẫn tới việc bạn không thể thanh toán toàn bộ dư nợ cuối kỳ. Việc này có thể dẫn tới một số chi phí như lãi suất, phí phạt thanh toán quá hạn, nếu như bạn mất kiểm soát trong việc sử dụng thẻ tín dụng, bạn còn có thể phải chịu phí phạt chi tiêu vượt hạn mức.

2. Không thanh toán toàn bộ dư nợ thẻ tín dụng cuối kỳ

Các ngân hàng thường cho phép chủ thẻ tín dụng lựa chọn một trong 2 hình thức thanh toán nợ thẻ tín dụng là thanh toán toàn bộ dư nợ và thanh toán một phần dư nợ (tối thiểu khoảng 5% - 10% tổng dư nợ), phần còn lãi bị tính lãi. Chính vì thế hãy cố gắng thanh toán toàn bộ dư nợ thẻ tín dụng cuối kỳ, điều này sẽ tiết kiệm tối đa chi phí sử dụng thẻ tín dụng. Trong trường hợp bắt buộc phải thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng, bạn hãy thanh toán nhiều nhất có thể, tránh để dư nợ thẻ bị cộng dồn quá lớn, điều này có thể khiến bạn mất khả năng thanh toán.

3. Thanh toán dư nợ thẻ tín dụng muộn

Nếu như thanh toán dư nợ thẻ tín dụng muộn, bạn có thể phải chịu phí chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng. Việc chậm thanh toán có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể do bạn thực sự không còn khả năng thanh toán đúng hạn hoặc cũng có thể bạn bị quên ngày thanh toán dư nợ. Dù nguyên nhân là gì thì bạn cũng phải chịu khoản phí phạt chậm thanh toán theo quy định của từng ngân hàng. Đây cũng là một sai lầm rất dễ mắc phải khi sử dụng thẻ tín dụng cần phòng tránh.

Phí phạt chậm thanh toán là khoản phí mà chủ thẻ tín dụng phải chịu nếu không thanh toán đủ và đúng hạnsố tiền thanh toán tối thiểu. Trên sao kê hàng tháng gửi khách hàng luôn có thông tin về khoản thanh toán tối thiểu dự nợ thẻ tín dụng và ngày đến hạn thanh toán. Ngày đến hạn là ngày cuối cùng khách hàng phải thanh toán cho ngân hàng ít nhất số tiền tối thiểu. Hiện tại nhiều ngân hàng đang để mức phí phạt chậm thanh toán thẻ tín dụng khoảng 3% trên số tiền thanh toán tối thiểu.

4. Cho mượn thẻ tín dụng

Cho mượn thẻ tín dụng không hẳn là một sai lầm trong sử dụng thẻ tín dụng, tuy nhiên bạn cũng nên lường trước một số rủi ro có thể dẫn tới khi cho người khác mượn thẻ tín dụng của mình.

Khi bạn cho người khác mượn thẻ tín dụng của mình, bạn không còn khả năng kiểm soát những giao dịch chi tiêu trên thẻ nữa, trong khi đó, người chịu trách nhiệm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng phát sinh lại là chính bạn, vì vậy việc cho người khác mượn thẻ tín dụng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ, hãy hạn chế tối đa việc cho mượn thẻ tín dụng.

5. Quên không đọc sao kê thẻ tín dụng hàng kỳ

Nếu như quên không đọc sao kê thẻ tín dụng, bạn đang mắc phải một sai lầm lớn khi không biết ngày thanh toán nợ thẻ tín dụng cũng như không biết được những sự thay đổi quan trọng trong điều khoản sử dụng, các mức phí sử dụng thẻ tín dụng. Ngoài ra trên sao kê còn ghi rõ số dư thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng để bạn chủ động chuẩn bị trả ngân hàng, tránh phải chịu phí phạt chậm thanh toán. Các thông báo trong sao kê tín dụng bao gồm rất nhiều thông tin quan trọng trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng của bạn, vì vậy đừng bao giờ bỏ qua sao kê thẻ tín dụng.

6. Sử dụng quá nhiều thẻ tín dụng cùng lúc

Nếu như bạn là người có thu nhập ổn định và đủ điều kiện, bạn hoàn toàn có thể mở và sử dụng nhiều thẻ tín dụng cùng lúc. Việc sử dụng nhiều thẻ tín dụng có thể giúp bạn tận hưởng nhiều chương trình ưu đãi cùng những tiện ích khác nhau. Tuy nhiên việc sử dụng quá nhiều các loại thẻ tín dụng có thể khiến bạn “ôm” nhiều khoản nợ, nếu như không có kế hoạch chi tiêu hợp lý bạn hoàn toàn có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, bị xếp vào diện nợ xấu, ảnh hưởng đến điểm tín dụng trên hệ thống CIC.

7. Để thẻ tín dụng bị thu hồi

Thẻ tín dụng bị thu hồi là hệ quả của việc bạn chi tiêu không hợp lý dẫn tới trễ hạn thanh toán thẻ tín dụngquá nhiều lần hoặc mất khả năng thanh toán. Bạn nên nhớ, ngân hàng luôn cho phép thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng để bạn chỉ phải trả một phần dư nợ thẻ tín dụng mà không bị tính là thanh toán quá hạn. Tuy nhiên không phải tháng nào bạn cũng có thể thanh toán tối thiểu dư nợ thẻ tín dụng, hơn thế lựa chọn hình thức này, bạn sẽ phải chịu thêm chi phí lãi phát sinh dẫn tới khoản nợ ngân hàng lớn lên từng ngày. Nếu như bạn không còn khả năng thanh toán, thẻ tín dụng của bạn sẽ bị thu hồi.

Đến đây chắc chắn bạn đã hiểu thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng là gì, bạn cũng nên nhớ không nên quá lạm dụng việc thanh toán tối thiểu dư nợ thẻ tín dụng để thoát hạn thanh toán hàng kỳ, vì nó có thể dẫn tới lãi phát sinh khiến khoản nợ tăng lên từng ngày. Nắm rõ những quy tắc trên đây sẽ giúp bạn sử dụng thẻ tín dụng hiệu quả và phòng tránh được những rủi ro không đáng có. Nếu bạn có nhu cầu mở thẻ tín dụng, rút tiền thẻ tín dụng không mất phí hãy liên hệ với D2CARD qua hotline 0968895050 để được tư vấn, hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.

Viết bình luận của bạn:
zalo